1. Nguồn gốc và chế biến sáp ong vàng.
Phân bố: Ong mật thường sinh sống trong những cánh rừng nhiệt đới từ miền Bắc đến miền Nam ở Việt Nam.
Thu hái: Đa số đều thu hoạch sáp ong vào mùa hè hoặc mùa thu (lấy chung với mật ong).
Sơ chế: Trải xơ mướp đã được làm sạch thành một lớp trên vỉ tre mỏng, để vào trong chảo hay xoong có sẵn nước. Rải đều trên xơ mướp một lớp mỏng tầng sáp sau khi đã rút hết nước. Đậy thật kín nắp nồi và nấu sôi lại. Hơi nước nóng bốc lên sẽ làm tan chảy lớp sáp chảy thành giọt và chảy xuống xơ mướp để giữ lại lớp cặn bẩn. Sau đó, đun lên cho đến khi không còn thấy mảnh sáp ong nào trên xơ mướp thì bắc nồi ra và để nguội.
Sáp ong đã qua lọc cặn bẩn sẽ đóng thành váng nổi trên bề mặt, có độ dày mỏng tuỳ theo khối lượng sáp ong thô cần chế biến. Vớt sáp ra khỏi nồi, đem đun cách thuỷ thêm lần nữa cho sôi thì đổ khuôn.
Bảo quản: Nên để nơi khô ráo và tránh nhiệt độ cao.
2. Thành phần có trong sáp ong vàng.
Sáp ong chứa nhiều dạng acid béo no và không no, các chất cerin, cerolein, myricin. Sáp Ong Vàng đó, cerin là tổ hợp của chất ester melissatcerryl và cerotat ceryl, còn cerolein là các acid béo oleic.
Ngoài ra, trong sáp ong có các chất dinh dưỡng quan trọng sau: Bioflavonoids, acid phenethyl ester (CAPE) và caffeine. Nhóm flavonoids trong sáp ong vàng có đến 20 – 30 hoạt chất khác nhau, trong đó quan trọng nhất là galangin, pinocembrin, và chrysin.
Bên cạnh đó, sáp ong vàng cũng chứa các chất cellulose, các acid amin, monosaccharide, acid nicotinic, acid folic, các vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E, D, các chất khoáng như calci, kali, magne, kẽm, đồng, mangan…
3. Công dụng của sáp ong.
Sáp ong vàng có nhiều lợi ích khác nhau nhờ vào chất dinh dưỡng và khả năng chống vi khuẩn. Dưới đây là một số công dụng chủ yếu của sáp ong:
- Dưỡng ẩm: Sáp ong vàng chứa các dưỡng chất như enzyme, axit amin, và vitamin giúp dưỡng ẩm da, làm săn chắc da và làm mềm da. Nó cũng có thể bảo vệ da khỏi tác động của môi trường bên ngoài, giúp làm mềm da và giữ độ đàn hồi.
- Chăm sóc da sau cháy nắng: Sáp ong có tính chất dưỡng ẩm và làm dịu của sáp ong cũng có thể giúp làm dịu da sau khi bị cháy nắng.
- Chữa trị da: Tính chất kháng viêm, kháng khuẩn và kháng nấm của sáp ong có thể giúp làm dịu vùng da bị viêm, kích ứng, mẩn ngứa hoặc các vết thương nhỏ.
- Tạo lớp màng bảo vệ cho da: Sáp ong tạo ra một lớp màng bảo vệ mỏng trên da, giúp bảo vệ da khỏi tác động của môi trường bên ngoài như gió, nắng, hay bụi bẩn.
- Dưỡng môi: Sáp ong thường được áp dụng trong các sản phẩm dưỡng môi như balm môi, son dưỡng vì khả năng cấp ẩm và bảo vệ môi khỏi bị khô.
- Mỹ phẩm chăm sóc tóc: Sáp ong có thể được sử dụng để làm dịu da đầu và giúp tóc mềm mại hơn khi thêm vào các sản phẩm chăm sóc tóc.